Dòng vốn FDI bất động sản đang thay đổi thế nào?

Thay vì tập trung vào nhà ở cao cấp, những năm gần đây, dòng vốn FDI đã chảy mạnh vào nhà ở trung cấp và bình dân. Ở phân khúc văn phòng, FDI không chỉ đổ vào văn phòng truyền thống mà chú ý đến cả văn phòng chia sẻ (co-working spaces) hoặc văn phòng dịch vụ (serviced offices).
Dòng vốn FDI chuyển hướng vào phân khúc bình dân
Hơn 10 năm trước, dòng vốn FDI đầu tư vào thị trường BĐS chỉ tập trung ở các dự án nhà ở cao cấp và văn phòng truyền thống hạng A.
Với phân khúc nhà ở cao cấp, thời điểm đó những dự án cao cấp đầu tiên tại Việt Nam như: The Estella hoặc The Vista được chào bán trên thị trường đều là của những tên tuổi lớn như Keppel Land, Capitaland. Giá bình quân của các dự án cao cấp này khi đó là 2.800 USD/m2 (tỷ giá 16.112 VND/USD), tăng 86% trong vòng 1 năm, tỷ suất lợi nhuận đạt 30-35%. Mức sinh lợi tốt đã thu hút vốn FDI đầu tư vào bất động sản tăng cao kỷ lục trong năm 2008, lên đến 23 tỷ USD, chiếm hơn 30% tống vốn FDI (trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ này đang duy trì ở mức 7-9%).
Dòng vốn FDI chuyển hướng vào nhà ở trung cấp và bình dân
Tuy nhiên, vào giai đoạn 2008-2009, thị trường BĐS rơi vào khủng hoảng và suy thoái, vốn FDI đổ vào BĐS giảm mạnh, tới cuối năm 2013, đầu năm 2014 thì dòng vốn này mới phục hồi trở lại.
Nhưng đáng chú ý là sự chuyển hướng của dòng vốn này trong 3 năm trở lại đây. Các thương vụ đầu tư vốn FDI tập trung nhiều vào phân khúc căn hộ trung cấp và bình dân. Cụ thể, nhà đầu tư Nhật Bản Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad hợp tác cùng Nam Long, hoặc Sanyo Homes và Tiến Phát, và gần đây nhất là liên doanh giữa Mitsubishi Corporation và Phúc Khang.
Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư ngoại cũng đang cân nhắc và sẵn sàng tham gia liên doanh, góp vốn với các chủ đầu tư Việt Nam có uy tín tốt. Lợi thế của các chủ đầu tư trong nước đó là sự thông hiểu về thị trường, hệ thống hành lang pháp lý, danh mục các bất động sản đã được xác lập, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực về vốn và kinh nghiệm phát triển dự án sẽ làm gia tăng giá trị dự án.
Đầu tư cho văn phòng chia sẻ
Đối với phân khúc văn phòng, cách đây 10 năm, tổng nguồn cung văn phòng Tp.HCM đạt khoảng 650.000m2. Đến nay, con số này đã tăng lên gấp 3 lần, trong đó, nguồn cung từ các tòa nhà văn phòng có vốn góp FDI lên đến 500.000m2. Hầu hết các tòa văn phòng hạng A từ cuối thập niên 90 như: Sunwah Tower, Diamond Plaza, Saigon Centre (giai đoạn 1), Metropolitan hay gần hơn là Vietcombank Tower, Saigon Centre (giai đoạn 2) và Deutsches Haus đều có sự góp mặt của dòng vốn FDI.
Nhưng hiện tại, dòng vốn FDI đã chia sẻ sang loại hình văn phòng dịch vụ (serviced offices) và văn phòng chia sẻ (co-working spaces). Theo bà Khanh Nguyễn, Giám đốc bộ phận Thị trường vốn tại Việt Nam của JLL thì xu hướng này sẽ tiếp tục tăng, do sự thay đổi nhân khẩu học và phương thức làm việc. Một nguyên nhân khác là các doanh nghiệp đòi hỏi yếu tố linh hoạt trong hợp đồng thuê do những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh.
Charmington Tân Sơn Nhất - Trung tâm văn phòng 5 sao tại trung tâm TPHCM
Tọa lạc số 202B Hoàng Văn Thụ Phường 9 Quận Phú Nhuận, Charmington Tân Sơn Nhất sở hữu vị trí vàng trung tâm hiện hữu TpHCM cũng là dự án ngay cửa ngõ trung tâm nối với sân bay Tân Sơn Nhất. Charmington Iris có quy mô 14.518m2 gồm 02 Block cao 25 tầng và khối đế thương mại 5 tầng chuẩn 5 sao là nơi quy tụ các trung tâm mua sắm hàng đầu khu vực, các nhãn hàng hàng đầu thế giới, siêu thị, khu giải trí 5 sao đẳng cấp. Với mật độ xây dựng chỉ 48% với gần 800 căn officetel và SmartOfficetel từ 31-80m2 mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng.
Website: https://batdongsanttc.com/du-an/charmington-tan-son-nhat-50.html
Facebook:https://www.facebook.com/batdongsanttcland/
BatdongsanTTC theo TBKD